BIỂU MẪU TÀI LIỆU

Đề Xuất Mới Về Giảm Thuế VAT Để Gỡ Vướng Cho Doanh Nghiệp

ĐỀ XUẤT MỚI VỀ.png

 Ngày 28/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP về chính sách miễn, giảm thuế để phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT). Cụ thể, một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ được giảm VAT 2% xuống còn 8%.

Đặc biệt, về hướng dẫn xuất hoá đơn, khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP nêu rõ:

Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Theo quy định này, với mỗi loại hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế GTGT, cơ sở kinh doanh phải lập hoá đơn riêng. Nếu không lập riêng thì sẽ không được giảm thuế.

Không chỉ vậy, nếu cố tình không lập hoá đơn đúng quy định thì căn cứ Công điện số 02/CĐ-TCT, các cơ sở kinh doanh sẽ bị xử lý nghiêm.

Tuy nhiên, thực tế áp dụng cho thấy, nhiều doanh nghiệp có rất nhiều mặt hàng chịu thuế thì phải lập các hoá đơn riêng. Việc này đã khiến doanh nghiệp bị "đội lên rất nhiều chi phí" như: Thời gian của kế toán, sử dụng hoá đơn, nâng cấp, sửa đổi phần mềm hoá đơn, kế toán kèm theo nhận lực...

Ngoài ra, trên các mẫu hoá đơn của doanh nghiệp, phần thuế suất được thể hiện theo dạng cột nên hoàn toàn có thể lập nhiều mức thuế khác nhau trên cùng một hoá đơn.

ĐỀ XUẤT MỚI VỀ (1).png

Xem thêm: Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa quy định xử phạt hành chính về hóa đơn


Từ những ý kiến trên, tại Điều 1 dự thảo, Chính phủ đã đề xuất sửa đổi khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP như sau:

Trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hoá đơn phải ghi rõ thuế suất hoặc mức tỷ lệ % tính thuế GTGT được giảm của từng hàng hoá, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều này

Theo đó, để giảm thiểu chi phí dư thừa cho doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian của kế toán... Chính phủ đã đề xuất cho phép các cơ sở kinh doanh được xuất hoá đơn với các mức thuế GTGT khác nhau.

Tuy nhiên, doanh nghiệp phải ghi rõ thuế suất được áp dụng (0%, 5%, 8% hay 10%) hoặc mức tỷ lệ % tính thuế GTGT được giảm của từng loại hàng hoá, dịch vụ.

Khoản 2 Điều 1 dự thảo cũng khẳng định:

Trường hợp từ ngày 01/02/2022 đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ sở kinh doanh đã thực hiện theo quy định tại Điều 1 Nghị định này thì không phải điều chỉnh lại hoá đơn và không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hoá đơn

Như vậy, nếu đề xuất này được thông qua thì các doanh nghiệp được phép xuất một hoá đơn cho nhiều mặt hàng nhưng phải ghi rõ mức thuế suất. Đồng thời, những hoá đơn đã xuất trước đó thì không phải điều chỉnh lại cũng như sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hoá đơn.

Bài viết tham khảo: