QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Ứng dụng Blockchain trong chuỗi cung ứng

Ứng dụng Blockchain trong chuỗi cung ứng

            Trong những năm gần đây, công nghệ Blockchain đã được cộng đồng biết đến một cách phổ biến hơn, nhất là thông qua các đồng tiền ảo Bitcoin. Tuy nhiên, Blockchain không chỉ về tài chính hay tiền ảo, mà giải pháp công nghệ này còn tiến xa hơn thế, kể cả trong các chuỗi cung ứng của những tập đoàn lớn hàng đầu thế giới. Hãy cùng tìm hiểu về cách ứng dụng Blockchain để tối ưu hóa chuỗi cung ứng như thế nào trong bài viết dưới đây.

ỨNG DỤNG.png

I. Blockchain là gì?

            Blockchain là một cơ sở dữ liệu giúp phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa thông tin đều có thông tin về thời gian tạo, được liên kết với các khối trước đó giúp tạo ra một dạng thông tin không đổi, không một dữ liệu nào có thể đè lên một dữ liệu đã ghi. Các khối thông tin này được lưu trữ trên các máy chủ không cố định trên toàn thế giới nên rất khó có thể đánh cắp cũng như thay đổi thông tin sai lệch vào trong. 

            

            Với các chuỗi cung ứng, Blockchain sẽ là một khối dữ liệu giúp lưu trữ các thông tin cần thiết về hàng hóa, từ khi chúng còn là nguyên liệu cho đến khi được bán tới tay người tiêu dùng. Hiểu một cách đơn giản nhất, Blockchain là một giải pháp công nghệ cho phép minh bạch thông tin, dữ liệu của những hồ sơ, giao dịch, danh tính để không bị lấy cắp và ghi đè các thông tin sai lệch.

            Trong các tập đoàn lớn sở hữu các chuỗi cung ứng, thì Blockchain đóng vai trò chứng minh nguồn gốc của sản phẩm trước khi ra đến thị trường, giúp cho người tiêu dùng và nhà quản lý dễ dàng nắm bắt được lịch sử sản xuất của sản phẩm vì có thể phải có hàng trăm bước để biến một nguyên liệu thô thành sản phẩm có giá trị. 

            Với việc đã biết Blockchain là gì, hãy cùng tìm hiểu tiếp về 3 lợi ích của Blockchain với chuỗi cung ứng ngay dưới đây nhé:

II. Quản lý chuỗi cung ứng bằng hệ thống dữ liệu liên tục


            Với việc lưu trữ dữ liệu một cách bảo mật cao và khó có thể bị thay đổi, Blockchain giúp xác thực thông tin và lưu lại một cách chi tiết và "ngăn nắp" nhất. Khi các dữ liệu không bị ảnh hưởng, việc quản lý sẽ trở nên dễ dàng hơn bằng việc cắt giảm ít nhân sự hơn mà vẫn đảm bảo về tính xác thực.

III. Tăng cường tính minh bạch trong chuỗi cung ứng


            Như đã nói, Blockchain khiến các dữ liệu không thể thay đổi hay đánh cắp khi đã ghi lại, vì vậy đây là điều kiện cần cho việc minh bạch nguồn gốc sản phẩm trong tương lai. So với các cơ sở dữ liệu truyền thống, Blockchain ngăn chặn các hành vi tiêu cực như khai khống thông tin, trao đổi thông tin có lợi cho cá nhân doanh nghiệp,... tốt hơn và bảo mật cao hơn.

            Ngoài ra, với quyền truy cập mở rộng cho tất cả các đơn vị trong chuỗi cung ứng, việc trao đổi thông tin liền mạch và minh bạch sẽ giúp tăng cường uy tín, tin tưởng giữa những nhà cung cấp, giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

IV. Tăng năng suất làm việc trong chuỗi cung ứng


            Khi mọi thứ về thông tin liên tục, minh bạch và sự tin tưởng đã được hình thành, thì việc năng suất sản xuất, làm việc sẽ trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn bao giờ hết. Ngoài tăng năng suất và sản lượng, Blockchain còn giúp theo dõi quản lý quá trình một cách chặt chẽ, từ đó phát hiện lỗi và sửa đổi được hoàn thành kịp thời. Có không ít các tập đoàn lớn trên thế giới và tại Việt Nam đã có thể nhanh chóng xử lý khủng hoảng sản phẩm do nhanh chóng phát hiện được vấn đề và xử lý chúng nhanh gọn. 

            Công nghệ Blockchain không chỉ là một công nghệ dành cho tài chính hay tiền ảo,... công nghệ này cũng còn có rất nhiều ứng dụng trong các ngành khác và đem lại hiệu quả rất tích cực. Trong tương lai gần, Blockchain sẽ không chỉ xuất hiện ở trong chuỗi cung ứng, mà còn ở rất nhiều ngành khác như du lịch, y tế, nông nghiệp,... Hãy chuẩn bị để nâng cấp hệ thống của bạn nếu doanh nghiệp đang cần có một sự phát triển bền vững nhé.

Nguồn: Smartlife

Có thể bạn quan tâm