QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

10 Xu hướng quản trị chuỗi cung ứng đến năm 2023 (Phần kết)

10 XU HƯỚNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐẾN NĂM 2023 (Phần kết)

Chuỗi cung ứng 3 năm sau sẽ như thế nào? Những xu hướng nào sẽ dẫn dắt chuỗi cung ứng 3 năm nữa? Đây là những câu hỏi mà chính các chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng cũng không ngừng tự hỏi. Mười xu hướng dưới đây đã được sự nhất trí của các chuyên gia trong quản trị chuỗi cung ứng ở nhiều nghành khác nhau.

581442_898cb70cc9fe424f8969295c4285dcac_mv2_d_2500_3204_s_4_2.png

I. ĐÁNH GIÁ CÁC XU HƯỚNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

            Để đánh giá các xu hướng này trong thực tế, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một khảo sát nhỏ với các chuyên gia cao cấp (CEO, CFO, COO, CIO, Giám đốc chuỗi cung ứng) ở nhiều lĩnh vực khác nhau (hàng tiêu dùng, công nghiệp chế tạo, công nghệ cao, dịch vụ). Kết quả khảo sát này đảm bảo được tính cân đối của tỉ lệ ngành.

            Trong khảo sát, chúng tôi yêu cầu đáp viên đánh giá 10 xu hướng trên 4 tiêu chí:

  • Mức độ liên quan đến ngành nghề của họ,
  • Mức độ tác động đến hiệu quả vận hành,
  • Năng lực khai thác xu hướng,
  • Sự phức tạp khi áp dụng.

            Mỗi đáp viên đánh giá từ 1 đến 3 điểm cho mỗi xu hướng, điểm càng cao thì mức độ liên quan, hiệu quả tác động, khả năng khai thác hay sự phức tạp càng cao. Ở mỗi nhóm ngành, 10 đáp viên được chọn để đánh giá, dó đó 30 điểm là điểm cao nhất ở từng xu hướng.

    1. Mức độ liên quan đến ngành

            Xu hướng 1, 6, và 7 là các xu hướng có liên quan mạnh mẽ nhất đối với thực tiễn ứng dụng ở nhiều ngành.

            Cả ba xu hướng này nhận được sự đồng thuận của hơn 80% đáp viên. Về bản chất, tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ trước và sau khi bán hàng, năng lực theo dõi sản phẩm trong vòng đời công nghệ của nó cùng các hành động hỗ trợ, năng lực tập trung vào một phân khúc khách hàng được xem là các xu hướng tác động đến tất cả các nhóm ngành sản xuất. Xu hướng sử dụng công nghệ sẵn có và khai thác dữ liệu mạng xã hội được xem là những xu hướng có liên quan cao kế tiếp.

    2. Hiệu quả hoạt động

            Về hiệu quả kinh doanh, xu hướng 1, 4, 6 và 10 được nhóm các đáp viên đánh giá cao. Điểm trung bình của 04 xu hướng này đều trên 75%.

            Xu hướng 7 (vi phân khúc là chìa khóa của thành công) được xếp hạng cao kế tiếp với gần 70% điểm.

           Kết hợp “sự liên quan” và “hiệu quả hoạt động”, ta thấy được xu hướng 1,6, và 7 có tiềm năng lớn nhất để nâng cao đường cong hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng trong nhiều ngành.

            Điều đáng ngạc nhiên ở đây là xu hướng 2 và 3 được đánh giá ở mức liên quan chỉ ở mức thấp hay trung bình. Sự ít liên quan của xu hướng 3 có thể là do định vị thị trường của các doanh nghiệp tham gia khảo sát ở phân khúc cao. Về xu hướng 2, hầu hết các doanh nghiệp đều đánh giá cao sự tác động của xu hướng này, thậm chí, một vài doanh nghiệp đã có những dự án cụ thể để triển khai. Tuy nhiên, nhìn chung, để công bố được các tác động của chuỗi cung ứng đòi hỏi doanh nghiệp sẽ phải đầu tư thêm, và các đáp viên xem đó là câu chuyện của tương lai xa. Về hai xu hướng này, nhiều đáp viên cho rằng nên chọn cách “chờ xem” thay vì hành động chuẩn bị.

            Về hiệu quả kinh doanh, các đáp viên còn chỉ ra sự liên quan giữa xu hướng 2 và xu hướng 3 – sự liên quan đến “đường đáy” hướng đến tầng lớp thấp và trách nhiệm xã hội của chuỗi cung ứng ở các khu vực địa lý mới nổi.

    3. Năng lực khai thác

            Xu hướng 2, 6, và 8 được xếp hạng cao nhất trong khả năng ứng dụng.

            Nhìn chung, các đánh giá mức độ áp dụng đều có mức điểm thấp hơn (điểm trung bình khoảng 55%) so với ba tiêu chí đánh giá còn lại. Điểm thú vị là các xu hướng được xếp hạng thấp nhất (về khả năng ứng dụng) với mức điểm dưới 50% liên quan đến việc áp dụng hệ thống tự học với trí thông minh nhân tạo và đưa dữ liệu mạng xã hội vào chuỗi cung ứng.

            Cụ thể, một vài đáp viên thể hiện lo ngại về sự cần thiết phải liên kết nhiều dữ liệu để hệ thống AI hoạt động hiệu quả hơn.

    4. Mức độ phức tạp khi ứng dụng

            Xu hướng 1, 6, và 10 – chuỗi dịch vụ, tốc độ phát triển công nghệ, và trí thông minh nhân tạo – được đánh giá có độ phức tạp cao hơn để áp dụng so với các xu hướng còn lại (trung bình 86%). Nói một cách khác, các đáp viên nhận thấy các xu hướng này khó ứng dụng nhất, có thể là do các xu hướng này đòi hỏi sự liên kết giữa các phòng ban cao hơn so với các xu hướng còn lại.

            Chuẩn hóa quy trình đào tạo (xu hướng 4) được đánh giá khó ứng dụng thứ 4, sau ba xu hướng được đề cập ở trên.

II. KẾT LUẬN

            Các xu hướng 6, 1, và 7 là các xu hướng có liên quan lớn nhất ở nhiều ngành; điều này cho thấy các vấn đề những lãnh đạo cấp cao rất quan tâm hiện nay.

            Nhóm trung bình – bao gồm xu hướng 2, 4 và 8 – với mức điểm cao hơn 68%, cho thấy nhóm các xu hướng này có độ liên quan và khả năng ứng dụng thấp hơn so với nhóm đầu rất ít.

            Cuối cùng, các xu hướng được xếp hạng thấp được đánh giá ít liên quan hơn và khó thực hiện hơn các xu hướng còn lại. Hai vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng là xu hướng 3 (đáp ứng tầng lớp thấp) và xu hướng 9 (khai thác mạng xã hội).

            Đặc biệt, xếp hạng của xu hướng truyền thông xã hội đã đến như một bất ngờ – vì sự cường điệu của Big Data gần đây. Tuy nhiên, kết quả đã chỉ ra Big Data là một công cụ hữu ích tuy khả năng truyền  tải dữ liệu xuyên suốt chuỗi cung ứng và năng lực ứng dụng vẫn là các thách thức lớn.

            Khi nhìn lại khảo sát và giải mã suy nghĩ của các nhà quản trị, chúng ta thấy rõ năng lực xây dựng các chuỗi cung ứng khác nhau và đa dạng trên nền tảng chất lượng dịch vụ phù hợp là điều tối quan trọng. Năng lực này, cùng với vi phân khúc hiệu quả vẫn sẽ là các xu hướng chiếm lĩnh trong thực tiễn vận hành. Và tất nhiên, các xu hướng này đều có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn: Supplychain247

Có thể bạn quan tâm: