QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Tổng hợp 17 mô hình kinh doanh phổ biến trên thế giới 2021

TỔNG HỢP 17 MÔ HÌNH KINH DOANH PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI 2021

Mô hình kinh doanh (Business Model) hiểu một cách đơn giản là tổng hợp tất cả yếu tố cấu tạo nên doanh nghiệp của bạn như khâu sản xuất, vận hành, quảng cáo, phân phối, đối tác, khách hàng,…để giúp cho bạn kiếm được doanh thu. Việc đầu tiên khi bắt tay vào kinh doanh đó là xây dựng cho mình mô hình kinh doanh đúng đắn. Dưới đây là các mô hình kinh doanh phổ biến trên thế giới

Patrick.png

1.    Mô hình nhà sản xuất

Mô hình kinh doanh nhà sản xuất là các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng từ các nguyên liệu đầu vào hoặc gia công lắp ráp tạo ra thành phẩm.

Các doanh nghiệp sản xuất có thể bán sản phẩm của họ trực tiếp đến người dùng hoặc thông qua các trung gian phân phối hoặc cũng có thể kết hợp cả hai kênh phân phối này.

Các doanh nghiệp điển hình đó là: Ford, Dell, …

2.    Mô hình nhà phân phối

Mô hình nhà phân phối là các công ty doanh nghiệp trực tiếp mua lại các sản phẩm từ nhà sản xuất và phân phối lại cho các đại lý bán lẻ hay trực tiếp đến khách hàng.

Ví dụ một đại lý xe ô tô sẽ mua xe trực tiếp từ nhà sản xuất và bán nó rộng rãi cho khách hàng cuối.

3.    Mô hình kinh doanh bán lẻ

Bán lẻ là những đơn vị nhập hàng với số lượng ít hơn từ nhà phân phối hoặc nhà bán buôn để bán lại cho khách hàng của mình tại một khu vực nhỏ hơn.

Ví dụ: mô hình của Amazon, Watson, Guardian, Tesco,…

4.    Mô hình nhượng quyền thương mại

Mô hình nhượng quyền thương mại có thể là nhà sản xuất, nhà phân phối và cả nhà bán lẻ. Thay vì tự sản xuất ra sản phẩm hay mua hàng từ bên khác thì mô hình này sử dụng sự thành công của mô hình khác để kinh doanh.

Có nghĩa rằng bạn mua/thuê lại mô hình kinh doanh và thương hiệu của bên khác để kinh doanh và bạn sẽ phải trả một khoản phí cho bên nhượng quyền để được sử dụng mô hình và thương hiệu của họ. Đây là một hình thức đang rất phát triển tại Việt Nam.

Ví dụ:  McDonald’s, 7 Eleven, Pizza Hut, Lotteria,…

5.    Mô hình Bricks-and-motar

Mô hình này thiên về các doanh nghiệp truyền thống khi mọi giao dịch của nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ đều diễn ra ở môi trường thực, ngay tại văn phòng công ty hoặc cửa hàng offline v.v

Ví dụ: Tesco…

6.    Mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Đây là mô hình phát triển từ mô hình Bricks-and-motar (gạch và vữa). Điểm khác biệt rõ ràng nhất các giao dịch với khách hàng sẽ diễn ra trên cửa hàng trực tuyến trên Internet thay vì môi trường thực.

Ví dụ: các shop bán hàng online trên website, mạng xã hội

7.    Mô hình Bricks-and-clicks

Mô hình Bricks-and-clicks là sự kết hợp giữa mô hình Bricks-and-mortar và thương mại điện tử. (online và offline)

Khách hàng có thể đặt hàng trên website trực tuyến và nhận hàng ngay tại cửa hàng tại khu vực mình sống.

Ví dụ: các thương hiệu thời trang như Juno, Vascara, Yame,…

8.    Nickel-and-dime

Mô hình đồng xu niken này được áp dụng khi bạn kinh doanh các sản phẩm có sự cạnh tranh cao hoặc khách hàng rất nhạy cảm về giá thành.

Thay vì bạn bán với mức giá của thị trường thì bạn có thể hạ giá sản phẩm để tăng tính cạnh tranh và bù sự chênh giá này bằng các khoản phí khác mà thường khách hàng sẽ không để ý hoặc buộc phải chấp nhận.

Lấy ví dụ cụ thể bạn bán một chiếc thảm lót sàn nhà với giá thị trường 600 đô có thể khó cạnh tranh với các đối thủ, tuy nhiên nếu bạn hạ giá thành này xuống 500 đô và tính thêm 100 đô cho phí vận chuyển thì khách hàng sẽ dễ dàng chấp nhận một khoản 600 đô cho toàn bộ dịch vụ từ A đến Z hơn.

Phương thức này thường được áp dụng ở các hãng hàng không giá rẻ (giá vé rẻ sẽ được bù vào các khoản ký gửi hành lý, hành lý vượt chẳng hạn)

9.    Mô hình kinh doanh Freemium

Đây là mô hình đang rất phổ biến trên thế giới vì sự hiệu quả của nó.

Đi từ việc miễn phí các tính năng cơ bản nhưng vẫn rất giá trị cho người dùng để thu hút càng nhiều người dùng càng tốt. Từ đó doanh nghiệp sẽ cung cấp thêm các gói giá trị cao hơn hoặc thêm các tính năng bổ sung mà người dùng cần phải trả phí để được sử dụng.

Ví dụ: Google drive miễn phí 15 GB lưu trữ và thu phí khi bạn có nhu cầu up lên gói lưu trữ cao hơn, Spotify cung cấp dịch vụ nghe nhạc chất lượng cao nhưng để ẩn quảng cáo bạn cần trả một khoản phí,…

10.  Mô hình đăng ký thuê bao trả phí

Mô hình này thường cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng dành cho các người dùng cao cấp. Các giao dịch thường được xác định thông qua hợp đồng hoặc xác thực thành viên bài bản.

Ví dụ: Netflix cho người người thuê bao trả phí theo tháng để sử dụng các dịch vụ giải trí độc quyền của mình.

11.  Mô hình kinh doanh Sàn thương mại điện tử

Đây là mô hình kinh doanh trực tuyến đang phát triển mạnh nhất trên thế giới. Mô hình này tạo ra các sàn giao dịch thương mại điện tử để thu hút các nhà kinh doanh trực tuyến cùng tham gia buôn bán sản phẩm.

Các sàn xây dựng thương hiệu từ việc xây dựng niềm tin mua hàng online, phát triển hệ thống logictis, chính sách kênh người bán chặt chẽ,….Họ thu phí từ việc quảng cáo trên nền tảng, dữ liệu bigdata, thu phí các giao dịch trên sàn v.v..

Ví dụ: Amazon, eBay, Lazada, Shopee, Tiki,…

12.  Mô hình kinh doanh quảng cáo

Đây là mô hình đang được áp dụng rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.

Bạn có thể xây dựng các nền tảng online như website, channel Youtube, tài khoản mạng xã hội,… và cung cấp các giá trị độc đáo để thu hút người dùng theo dõi. Để từ đó bạn có thể thu phí từ việc quảng cáo cho các bên khác (affiliate marketing, google adsense, PR review sản phẩm) hoặc tự quảng cáo cho sản phẩm dịch vụ của mình.

13.  Mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Đây là mô hình kinh doanh bằng cách giới thiệu sản phẩm dịch vụ của bên khác (mà bạn không tự sản xuất ra) và bạn được trả hoa hồng khi bán sản phẩm thành công.

Bạn có thể chủ động đăng ký làm đối tác, affiliate cho các doanh nghiệp khác nếu mình có nền tảng sẵn có và năng lực quảng cáo truyền thông. Ngoài ra bạn cũng có thể đăng ký trở thành affiliater trên các nền tảng chuyên nghiệp cho tiếp thị liên kết như Accesstrade, Masoffter, Lazada, Haravan, Agoda,…

14.  Mô hình Dropshipping

Đây là một mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà bạn không cần sở hữu sản phẩm hay cửa hàng thực tế nào. Bạn chỉ cần có một cửa hàng trực tuyến để bày bán các sản phẩm của bên khác và khi có đơn đặt hàng bạn chỉ việc đặt hàng cho bên cung cấp/sản xuất về đơn hàng của bạn và bên nhà cung cấp sẽ tự lo khâu sản xuất và ship đến khách hàng. Chính vì việc bạn không tham gia vào khâu vận chuyển nên mới gọi là Dropship.

Điểm khác biệt giữa mô hình Dropship và mô hình tiếp thị liên kết là đơn hàng được đặt ngay tại trang website của bạn, khác với tiếp thị liên kết.

15.  Mô hình Crow-Sourcing

Còn được gọi là mô hình đóng góp cộng đồng, điển hình của mô hình là đó Wikipedia, Douligo. reCaptcha

Mô hình này thường được kết hợp với các mô hình kinh doanh và mô hình lợi nhuận khác để cung cấp giá trị cho người dùng và kiếm tiền.

16.  Mô hình Blockchain

Bản thân Blockchain là một mô hình kinh doanh mới. Với blockchain, các tổ chức có thể biến doanh nghiệp của họ thành nền tảng phi tập trung để thay đổi cách hoạt động kinh doanh của họ. Nó thay đổi các thực thể, dòng giao dịch, lợi nhuận và cũng đảm bảo rằng duy trì sự tăng trưởng trong suốt quá trình kinh doanh

17.  Mô hình kinh doanh MLM (Multi Level Marketing)

MLM dùng để chỉ một phương thức bán hàng trực tiếp trong đó việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm (nói cách khác là tiêu thụ hàng hóa) được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập.

Những cá nhân này không phải là nhân viên của công ty, họ đứng trên phương diện là đối tác phân phối hàng hoá cho công ty. Họ có nhiệm vụ giới thiệu, bán sản phẩm tới những khách hàng và như vậy họ có khoản thu nhập nhất định từ hoa hồng bán sản phẩm. Ngoài ra họ còn có nhiệm vụ giúp đỡ những người khác cùng tham ra doanh nghiệp MLM, dạy họ cách xây dựng mạng lưới phân phối viên của riêng mình, mạng lưới đó thường được gọi là downline (tuyến dưới). Ngoài thu nhập từ hoa hồng bán sản phẩm, họ còn nhận được hoa hồng từ mạng lưới tuyến dưới, tiền thưởng nếu đạt doanh số…

MLM thực tế là một hình thức Marketing có tổ chức, trong đó việc quảng bá và phân phối sản phẩm được chuyển giao cho nhà phân phối – cũng là người tiêu dùng sản phẩm, hoa hồng trả cho nhà phân phối dựa trên doanh số mà hệ thống của họ đạt được. Mà đã là Marketing thì đòi hỏi phải có tính tổ chức như một doanh nghiệp thực thụ, sáng tạo nhưng vẫn phải đảm bảo kỷ luật, nguyên tắc và hoàn toàn không hề tự phát. Mọi sự vận hành MLM mà chệch khỏi cách hiểu này thì đều sẽ không thành công và dễ vướng vào các nghi án lừa đảo.

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm