BIỂU MẪU TÀI LIỆU
CÁ NHÂN KINH DOANH KHÔNG ĐĂNG KÝ NHƯNG VẪN PHẢI NỘP THUẾ , LỆ PHÍ
- Tags:
- Thuế
- lệ phí
- Thuế TNCN
- Thuế GTGT
- Thuế môn bài
Việc cá nhân tự kinh doanh không cần phải đăng ký kinh doanh vì được xem là một hình thức kinh tế đặc biệt. Tuy nhiên, không cần đăng ký kinh doanh nhưng cá nhân kinh doanh vẫn phải nộp một số loại thuế, lệ phí trong quá trình hoạt động. Vậy các loại thuế, lệ phí đó là gì bài viết sau sẽ làm rõ các nội dung trên.
1. Tìm hiểu khái niệm Cá nhân kinh doanh?
Chưa có một định nghĩa hay liệt kê cụ thể về cá nhân kinh doanh. Nhưng tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP; có quy định về khái niệm cá nhân hoạt động trong thương mại với nội dung như sau:
“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về việc mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác; nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về việc đăng ký kinh doanh; và không được gọi là “thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại.”
Trong khi tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; lại quy định về các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh:
- Hộ gia đình sản xuất nông-lâm-ngư-nghiệp-làm muối;
- Những người bán hàng rong, quà vặt;
- Người buôn chuyến, kinh doanh lưu động;
- Người kinh doanh thời vụ;
- Người làm công việc dịch vụ có thu nhập thấp.
( ngoại trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
Như vậy, cá nhân kinh doanh là cá nhân có phát sinh các hoạt động thương mại; kinh doanh những ngành nghề được pháp luật cho phép nhưng không phải đăng ký kinh doanh.
Xem thêm: Hướng dẫn quản lý rủi ro về thuế đối với hộ kinh doanh
2. Những loại thuế, phí phải nộp khi cá nhân kinh doanh?
a.Lệ phí môn bài
Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP người nộp lệ phí là: cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất- kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trong đó bao gồm: nhóm cá nhân, cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất-kinh doanh.
Chỉ cần các cá nhân có tham gia hoạt động kinh doanh thì phải nộp lệ phí môn bài. Nhưng cũng có một số trường hợp được miễn lệ phí môn bài với nội dung cụ thể:
- Cá nhân hoạt động sản xuất-kinh doanh có mức doanh thu hàng năm là từ 100 triệu đồng trở xuống;
- Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân hoạt động sản xuất-kinh doanh không thường xuyên không có địa điểm cố định.
- Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân sản xuất muối;
- Cá nhân; nhóm cá nhân; hộ gia đình; tổ chức nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
Xem thêm: Thuế môn bài 2021: Mức nộp, hạn nộp và trường hợp được miễn
b. Thuế TNCN và thuế GTGT
Khoản 1 Điều 1 Thông tư 92/2015; quy định người nộp thuế TNCN và thuế GTGT như sau:
“1. Người nộp thuế theo quy định hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm: nhóm cá nhân , cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất- kinh doanh hàng hóa- dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực ngành nghề sản xuất-kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực ngành nghề sản xuất; kinh doanh bao gồm một số trường hợp sau:
a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực ngành nghề được cấp giấy phép; hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số; bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với DN bảo hiểm, công ty xổ số kiến thiết, DN bán hàng đa cấp.
c) Hợp tác kinh doanh với tổ chức;
d) Sản xuất; kinh doanh nông lâm nghiệp; làm muối; nuôi trồng; đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế hướng dẫn tại điểm e, khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ”
Như vậy, cá nhân kinh doanh thuộc tất cả các lĩnh vực; ngành nghề sản xuất-kinh doanh theo quy định của pháp luật thuộc diện phải nộp thuế GTGT.
Xem thêm: Xác định kỳ khai thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng
Một số trường hợp ngoại lệ không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT bao gồm:
- Có mức thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
- Cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp; làm muối; nuôi trồng; đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến; hoặc sản phẩm chỉ qua sơ chế thông thường, chưa chế biến thành sản phẩm khác.
Kết Luận: cá nhân kinh doanh cũng là một thành phần kinh tế trong xã hội; nhưng không cần phải đăng ký kinh doanh. Tuy không đăng ký kinh doanh nhưng cá nhân kinh doanh vẫn phải nộp các loại thuế, lệ phí gồm: lệ phí môn bài; thuế TNCN; thuế GTGT.
Theo nguồn Luật Việt Nam
Về chúng tôi/About us:
Lạc Việt sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt bão COVID-19; phục hồi kinh tế bằng nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thiết thực; phù hợp với quá trình chuyển đổi số và ứng dụng lâu dài để duy trì hoạt động doanh nghiệp; sẵn sàng ứng phó khi gặp biến cố.
Lạc Việt luôn tự hào là đơn vị phát triển phần mềm Việt
Lạc Việt sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt bão COVID-19, phục hồi kinh tế bằng nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thiết thực; phù hợp với quá trình chuyển đổi số và ứng dụng lâu dài để duy trì hoạt động doanh nghiệp sẵn sàng ứng phó khi gặp biến cố.
Lạc Việt luôn tự hào là đơn vị phát triển phần mềm Việt
Với Giải pháp Phần mềm Quản trị Nguồn lực Doanh Nghiệp là Giải pháp phần mềm áp dụng các kỹ thuật công nghệ phát triển hiện đại, tiên tiến nhất trên thị trường hiện nay
Để trải nghiệp tính năng dùng thử sureERP vui lòng đăng ký tại đây
Hoặc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ:
Trung tâm Giải pháp Doanh nghiệp (BSC) – Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt
- Website: http://sureerp.com/
- Email: erp@lacviet.com.vn
- Hotline : 0901.555.063
Ưu đãi thuế suất thuế TNDN năm 2021
Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất (Cập nhật 6/2021)
"Lao đao" vì Covid-19, DN chọn phá sản hay giải thể?
Thủ tục đăng ký thuế cho hộ kinh doanh 2021 mới nhất
- Tags:
- Thuế
- lệ phí
- Thuế TNCN
- Thuế GTGT
- Thuế môn bài