BIỂU MẪU TÀI LIỆU

Doanh nghiệp FDI là gì? Đặc điểm của doanh nghiệp FDI

DOANH NGHIỆP FDI LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP FDI

 

FDI là gìDoanh nghiệp FDI là gì? Vốn đầu tư doanh nghiệp FDI được hiểu như thế nào? Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có giống và khác nhau. Những đặc điểm của doanh nghiệp FDI, Điều kiện thành lập doanh nghiêp FDI là gì? Trình tự thủ tục để đầu vốn từ nước ngoài vào Việt Nam như thế nào? Để tiện theo dõi các bạn xem qua các nội dung chính của bài viết này bên dưới nhé.

DOANH NGHIỆP FDI LÀ GÌ ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP FDI.png

1.    FDI là gì?

FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.

Giải thích chi tiết hơn về FDI, Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.

2.    Doanh nghiệp FDI là gì?

Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.

Hiện nay, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

·         Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

·         Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước (tức là doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài nắm nhỏ hơn 100% và lớn hơn 0% tỷ lệ vốn đầu tư).

Các loại hình doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

·         Doanh nghiệp TNHH MTV;

·         Doanh nghiệp TNHH hai thành viên trở lên;

·         Doanh nghiệp cổ phần;

·         Doanh nghiệp hợp danh;

3.    Những đặc điểm về doanh nghiệp FDI

Lợi ích lâu dài của doanh nghiệp FDI: bất kể doanh nghiệp FDI nào cũng đều có mục tiêu dài hạn, họ mong muốn kinh doanh lâu dài trên nền kinh tế khác chính vì vậy họ cần phải có mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp và DN nhận đầu tư phải có sự ảnh hưởng đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp.

Quyền quản lý doanh nghiệp FDI: là quyền có thể tham gia vào các quyết định quan trọng trong DN, các quyền này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của DN đó như quyền tham gia chiến lược phát triển, chia lợi nhuận, tỷ lệ góp vốn…

 

3.1. Đặc điểm chung về Doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài

·         Đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, công ty FDI đầu tư;

·         Nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư;

·         Các nước muốn thu hút đầu tư FDI phải có hành lang pháp lý rõ ràng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tránh trường hợp FDI chỉ phục vụ mục đích của nhà đầu tư;

·         Tùy vào luật pháp của từng quốc gia mà tỷ lệ vốn góp giữa các bên có sự thay đổi sao cho phù hợp, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này;

·         Thu nhập của NĐT phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp đầu tư, kết quả kinh doanh của DN và chủ đầu tư cá nhân hay tổ chức;

·         Chủ đầu tư là người quyết định quá trình sản xuất, kinh doanh của DN chính vì vậy phải chịu trách nhiệm về tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp đó. Bất kể nhà đầu tư nào khi đầu tư đều có quyền quyết định thị trường, hình thức quản lý, công nghệ đo đó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất;

·         Công ty FDI thường là công ty kèm theo công nghệ của NĐT cho các nước tiếp nhận đầu tư chính vì vậy các nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ tiên tiến thông qua đó học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật.

3.2. Đặc điểm về Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

Như các đặc điểm chung về doanh nghiệp FDI nói chung, thì doanh nghiệp, công ty FDI Việt Nam cũng sẽ tương tự như các đặc điểm của công ty FDI nói chúng. Tuy nhiên, đối với các Công ty FDI Việt Nam có một số đặc điểm khác như:

·         Số vốn đầu tư các công ty FDI vào việt nam thường không lớn so với các nước nhận đầu tư khác;

·         Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam hiện này chiếm phần lớn là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật bản,.... (phần còn lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ);

·         Loại hình doanh nghiệp của công ty FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là Công ty TNHH Một thành viên và Công ty TNHH Hai thành viên trở lên;

·         Quy mô Công ty FDI chủ yếu là vừa và nhỏ. Các Công ty FDI này tập chung vào các ngành nghề như linh kiện điện tử, may mặc, gia công may mặc, Logistic, ....Thông thường là những nghành nghề cần nhiều nhân công, diện tích xây dựng,...

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm