BIỂU MẪU TÀI LIỆU
HỒ SƠ, BIỂU PHÍ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cần những gì? - Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là một trong những câu hỏi đặt ra đầu tiên cho mỗi cá nhân, tổ chức có ý định thành lập công ty.
I. Hồ sơ
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
>>> Dành cho bạn: Thủ tục và quy trình thành lập doanh nghiệp mới 2021
II. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ theo Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư này điều chỉnh một số khoản lệ phí như sau:
BIỂU PHÍ, LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Mức thu |
1 | Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) | Đồng/lần | 50.000 |
2 | Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp | ||
a | Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh | Đồng/bản | 20.000 |
b | Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp | Đồng/bản | 40.000 |
c | Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp | Đồng/báo cáo | 150.000 |
d | Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp | Đồng/lần | 100.000 |
e | Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên | Đồng/tháng | 4.500.000 |
Có thể bạn quan tâm
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Update 6/2021)
- Thủ tục đăng ký thuế cho hộ kinh doanh 2021 mới nhất
- Luật doanh nghiệp năm 2020 số 59/2020/QH14 mới nhất 2021
- Thông tư 03/2021/TT-BTC về miễn thuế, giảm thuế TNDN
- Thông tư 01/2021/TT-BKHDT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp