QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Internet vạn vật (IoT) đang thay đổi ngành sản xuất như thế nào?
Internet vạn vật (IoT) đang thay đổi ngành sản xuất
như thế nào?
Internet Vạn Vật (Internet of Things – IoT) một hệ thống mạng lưới các thiết bị được kết nối internet, có thể thu thập và trao đổi dữ liệu. Hệ sinh thái IoT cho phép các tổ chức có thể kết nối, kiểm soát và sử dụng các thiết bị IoT. Trong hệ sinh thái này, một tổ chức có thể sử dụng các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng,… để gửi đi các hiệu lệnh, hoặc truy cập thông tin từ một mạng lưới các thiết bị IoT khác. Trong trường hợp hiệu lệnh, thiết bị nhận lệnh sẽ thực hiện các công việc được thiết kế, thu thập dữ liệu để được truy cập và phân tích nhanh chóng.
Ngoài lĩnh vực hàng
tiêu dùng, IoT đang tạo ra một mô hình mới trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy IoT
sẽ tác động như thế nào đến sản xuất?
1. Tạo mô hình
kinh doanh mới
Luồng dữ liệu
liên tục mà “vạn vật” thu thập được đang tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới
cho các nhà sản xuất.
Ví dụ: các nhà
sản xuất thiết bị lớn giờ có thể tính phí dựa trên mỗi lần sử dụng của khách
hàng thay vì dựa theo các thỏa thuận cho thuê đơn giản. Mô hình này có thể bao
gồm cả tính phí khách hàng dựa trên mức độ sử dụng sản phẩm của họ, thay vì
tính theo một giá trả trước duy nhất.
Trong lĩnh vực
hỗ trợ, các sản phẩm thông minh có thể gửi cảnh báo khi có nhu cầu sử dụng dịch
vụ dựa trên hiệu suất hoạt động, thay vì theo định kỳ nhằm tiết kiệm thời gian
của khách hàng và cải thiện lợi nhuận dịch vụ.
Các sản phẩm
được kết nối có thể cung cấp cho kỹ thuật viên những thông tin chi tiết về
thành phần, bộ phận và vấn đề về hiệu suất cụ thể, cho phép kỹ thuật viên tư
vấn chi tiết hơn hoặc đề xuất các bộ phận thay thế hoặc sửa chữa thích hợp. Các
mô hình kinh doanh khác sử dụng dữ liệu cảm biến thông minh đang chờ đợi để
được khám phá, và có thể mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các doanh
nghiệp đi đầu xu hướng.
2. Sản xuất
các sản phẩm thông minh
Ngày càng nhiều sản phẩm được sản xuất với thiết kế phù hợp với công nghệ IoT. Một ví dụ nổi bật là các ô tô thông minh. Các nhà sản xuất ô tô lớn, bao gồm Ford®, General Motors®, Toyota® và Volkswagen®, đang sản xuất các loại xe có khả năng kết nối với WiFi xuyên suốt khoang hành khách. Một số mẫu kết hợp máy ảnh và cảm biến để giúp tài xế tránh va chạm và đỗ xe song song tự động.
Khách hàng trong
tương lai sẽ mong muốn các sản phẩm và dịch vụ được tùy chỉnh nhiều hơn theo
nhu cầu và sở thích cụ thể của họ. Nhờ IoT, các nhà sản xuất có thể thỏa sức
sáng tạo và thiết kế, cách mạng hóa các sản phẩm truyền thống và tạo ra nhiều
loại sản phẩm mới. Tính phổ biến của WiFi, cùng giá thành của chất bán dẫn, cảm
biến và các phần cứng khác ngày càng giảm cho phép nhà sản xuất phát triển các
sản phẩm thông minh với một mức phí vừa phải, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng
hơn.
3. Triển khai
sản xuất thông minh hơn
Trong môi trường sản xuất, “ứng dụng phần mềm
di động cho phép các quản lý nhà máy truy cập vào nhiều dữ liệu, như hiệu suất
thiết bị, hiệu suất của dây chuyền, công cụ trực quan hóa dữ liệu và các cảnh
báo dù họ đang ở đâu”, cho phép các cơ sở và quản lý sản xuất có thể làm việc
bên ngoài phòng điều khiển và có tầm nhìn bao quát hơn các hoạt động đang diễn
ra.
Một cuộc khảo
sát năm 2013 của Hiệp hội Chất lượng Hoa Kỳ (ASQ), 82% các doanh nghiệp triển
khai sản xuất thông minh cho biết đã đạt hiệu quả tốt hơn; 49% sản xuất ít lỗi
hơn; và 45% ghi nhận độ hài lòng của khách hàng tăng lên.
Sản xuất thông minh trong môi trường đã kết nối có thể góp phần làm giảm bớt lỗi sản phẩm, xác định trục trặc và hỏng hóc của thiết bị nhanh hơn. Việc giám sát theo thời gian thực các thiết bị và dây chuyền sản xuất có thể giúp phát hiện mọi thay đổi dù là nhỏ nhất về mức độ sản xuất, hoạt động của thiết bị và chất lượng sản phẩm. Các cảm biến có thể xác định rò rỉ chất lỏng, sự thay đổi áp suất, hơn nữa còn giúp tận dụng tài sản tốt hơn và chủ động hơn khi bảo trì các thiết bị quan trọng.
Ngoài việc phát
hiện các vấn đề, một môi trường sản xuất kết nối sẽ cho phép tương tác máy với
máy (M2M). Trong tương tác M2M, một cảm biến không chỉ phát hiện rò rỉ chất
lỏng và cảnh báo cho bộ phận bảo trì, nó còn cảnh báo các máy đã kết nối khác
là quy trình làm việc cần được điều chỉnh. Đơn đặt hàng của khách hàng có thể
cần phải được định tuyến lại và lịch phân phối cần thay đổi. Các chương trình
ngăn chặn leo thang và kích hoạt biến cố giữ các sự cố nhỏ trong tầm kiểm soát,
cho phép nhân viên phản ứng nhanh với các trường hợp khẩn cấp tiềm ẩn — trước
khi cả dây chuyền bị đóng cửa hoặc trì hoãn.
Điều này ngăn
chặn các vật liệu và thành phẩm bị lãng phí, đồng thời bảo vệ các thiết bị quan
trọng không bị hư hại nghiêm trọng hơn. Các cảm biến bổ sung thêm dữ liệu cho
hệ thống ERP, quản lý giờ đây có thể tin tưởng mọi hoạt động, hiệu suất
của từng máy và quy trình tại nhà máy.
IoT cũng có thể
giúp thúc đẩy tính bền vững. Sử dụng cảm biến để điều chỉnh nhiệt độ và hao tốn
năng lượng ở những khu vực khác nhau giúp các nhà sản xuất giảm chi phí về năng
lượng và giảm mức độ ảnh hưởng đến môi trường của họ. Trong bài viết cho
TechTarget, Tony Kontzer lưu ý, “Sử dụng cảm biến để theo dõi thiết bị và
môi trường sản xuất là không có gì mới. Nhưng sử dụng những cảm biến này để kết
hợp với các thiết bị khác, và tự động đưa dữ liệu vào các ứng dụng để quản lý
nhà máy và năng lượng chính là một trong những ranh giới mới nhất của ngành sản
xuất.”
Nguồn: TRG International
Có thể bạn quan tâm:
- Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) trong logistics (Phần 1)
- Yếu tố chính của mô hình quản trị sản xuất
- 10 Xu hướng quản trị chuỗi cung ứng đến năm 2023 (Phần 1)
- Giá thành và phân tích giá thành trong ngành dệt may Việt Nam