BIỂU MẪU TÀI LIỆU
Luật doanh nghiệp mới nhất năm 2020 so với năm 2014
LUẬT DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2020 SO VỚI NĂM 2014
Luật Doanh nghiệp mới nhất năm 2020 được ban hành ngày, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV. Các quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 được coi là có nhiều điểm mới. Tạo thuận lợi cho DN trong giai đoạn gia nhập thị trường nói riêng và trong quá trình đầu tư, kinh doanh nói chung.
Khái
niệm
Luật doanh nghiệp 2020 hiện
đang đang là Luật doanh nghiệp mới nhất và đang có hiệu lực thi hành. Quốc hội
đã vừa thông qua Luật doanh nghiệp năm 2020 số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020.
Theo đó Luật doanh nghiệp năm 2020 sẽ có hiệu lực pháp luật từ 01/01/2021. Luật
có hiệu lực sẽ thay thế và làm chấm dứt hiệu lực của Luật doanh nghiệp năm
2014.
Nội dung
thay đổi của luật doanh nghiệp mới nhất
Kể từ ngày 01/01/2021, Luật
doanh nghiệp sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Dưới đây là một số thay đổi
nổi bật của Luật doanh nghiệp 2020.
1.
Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp
Quy định quản lý và sử dụng
lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin
doanh nghiệp
– Văn bản hợp nhất
20/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Nghị định quy định về lệ phí môn bài.
– Nghị định 139/2016/NĐ-CP
về lệ phí môn bài.
– Nghị định 22/2020/NĐ-CP
sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
– Thông tư 302/2016/TT-BTC
hướng dẫn về lệ phí môn bài.
– Thông tư 215/2016/TT-BTC
quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý. Và sử dụng phí cung cấp thông tin
doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
2.
Thêm đối tượng không được thành lập doanh nghiệp
Cụ thể, Luật Doanh
nghiệp bổ sung thêm nhiều đối tượng không được phép thành lập, quản lý
doanh nghiệp. Bao gồm:
– Người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi.
– Công nhân công an trong
các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam. Trừ những người được cử
làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại DN.
– Tổ chức là pháp nhân
thương mại bị cấm kinh doanh. Cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3.
Rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh từ 2021
Luật Doanh nghiệp 2020 đã
rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cụ thể: Doanh nghiệp
phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Chậm nhất là 03
ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh. Hoặc tiếp tục kinh doanh trước
thời hạn đã thông báo.
Như vậy, thời gian báo trước
khi tạm ngừng được rút ngắn từ chậm nhất 15 ngày xuống còn 03 ngày làm việc.
4.
Thay đổi trình tự đăng ký thủ tục doanh nghiệp
Có
sự thay đổi trong trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Điều 26 Luật
Doanh nghiệp 2020.
Luật DN 2021 chỉ rõ tổ chức,
cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật. Về
giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký DN qua
mạng thông tin điện tử. Các tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo
bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký DN. Cấp cho cá nhân để thực hiện
đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản
đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật. Về việc đăng ký để được
cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh. Để đăng ký doanh nghiệp qua
mạng thông tin điện tử.
5.
Quy định về doanh nghiệp nhà nước
Theo pháp luật hiện hành,
một doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp nhà nước. Thì phải do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, khi Luật doanh
nghiệp 2020 có hiệu lực pháp luật. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định sau:
– Công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên. Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ. Tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh
tế. Và công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ –
công ty con.
– Công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên. Các công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước
nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Thông báo mẫu dấu doanh nghiệp
Sau khi thành lập doanh
nghiệp, việc công bố mẫu dấu trước khi sử dụng. Đó là một trong những công việc
bắt buộc phải thực hiện. Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 12 Nghị định
167/2013/NĐ-CP. Nếu doanh nghiệp không thông báo mẫu dấu với các cơ quan có
thẩm quyền trước khi sử dụng. Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng
đến 3.000.000 đồng.
Tuy
nhiên, Luật mới không quy định về việc thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp
trước khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
- Luật doanh nghiệp
năm 2020 số 59/2020/QH14 mới nhất 2021
- Thông tư
03/2021/TT-BTC về miễn thuế, giảm thuế TNDN
- Thông tư
01/2021/TT-BKHDT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục và quy
trình thành lập doanh nghiệp mới 2021
- Thủ tục thành lập
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam