QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Những kỹ năng cần có của người quản lý sản xuất

NHỮNG KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Quản lý sản xuất là một trong những công việc quan trọng và có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Làm sao để quá trình quản lý sản xuất có thể đảm bảo hoạt động hiệu quả? Người quản lý sản xuất cần có những kỹ năng và yêu cầu như thế nào để có thể đảm bảo cho công việc sản xuất được vận hành khoa học và đúng quy chuẩn? Một số lưu ý sau đây có thể giúp bạn trong quá trình rèn luyện và xây dựng hình ảnh một người quản lý sản xuất tốt.

NHỮNG KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ SẢN XUẤT.png

1.   Kỹ năng tổ chức sản xuất

Để quá trình sản xuất có thể vận hành hiệu quả, đúng tiêu chuẩn và mang lại năng suất cao, việc tổ chức sản xuất là vô cùng quan trọng. Người quản lý cần phải là người nắm bắt được những yêu cầu, chỉ tiêu sản xuất, đặc trưng của sản phẩm để có kế hoạch tổ chức sản xuất hợp lý nhất. Hoạt động tổ chức sản xuất cần đảm bảo độ chính xác cao, tính khoa học và tính khả thi trong đó.

2. Định mức lao động và tổ chức áp dụng mức lao động tại tổ sản xuất


Đối với mỗi bộ phận công việc, mỗi một công đoạn trong quá trình sản xuất, việc định mức số lượng lao động và tổ chức công việc cho các đội sản xuất là công việc khó khăn. Người quản lý cần phải hiểu rõ được đặc trưng của từng công đoạn, từng đội sản xuất để có kế hoạch chi tiết định mức và yêu cầu cụ thể. Việc định mức và tổ chức các nhóm lao động không chính xác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình, đến dây chuyền làm việc của cả đội sản xuất.

3.Tạo động lực cho nhân viên


Người quản lý tốt là người hiểu được tính chất công việc, môi trường làm việc của mỗi bộ phận nhân viên. Từ đó, bằng một chế độ phúc lợi cho nhân viên phù hợp, yêu cầu và chỉ tiêu hợp lý, nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn, chất lượng công việc thực hiện cũng cao hơn. Một người quản lý thông minh còn là người nhìn thấy được tính chất công việc để có chiến lược tăng hiệu quả nhưng giảm giờ làm cho nhân viên bằng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, bằng việc cắt giảm những công đoạn không cần thiết, làm mới sản phẩm, …

4. Hoạch định lịch trình sản xuất


Công việc sản xuất chỉ có thể có được hiệu quả cao khi người quản lý có thể hoạch định được lịch trình sản xuất khoa học và cụ thể nhất. Quá trình hoạch định lịch trình sản xuất cần đảm bảo sự chính xác, phù hợp với từng công việc. Để có thể hoạch định chính xác lịch trình sản xuất, người quản lý cần nắm bắt một cách tổng quát tính chất và đặc trưng của từng công việc, yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể, từ đó có sự sắp xếp phù hợp nhất, linh hoạt nhất, tạo điều kiện cho quá trình làm việc của mỗi bộ phận được thực hiện thuận lợi và mang lại giá trị, chất lượng cao.

5. Lựa chọn bộ công cụ quản lý thông minh

Quá trình quản lý sản xuất cần rất nhiều yêu cầu và nhiệm vụ khắt khe, đòi hỏi tính chính xác và khoa học cao. Đó là lý do người quản lý cần phải sử dụng một bộ công cụ quản lý thông minh, có thể giúp người quản lý có thể đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả. Phần mềm quản lý sản xuất có thể là sự lựa chọn hoàn hảo. Với việc sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, bạn có thể thực hiện được những công việc sau:

  •   Quản lý dữ liệu: Phần mềm quản lý sản xuất hỗ trợ người sử dụng có thể cập nhật và lưu trữ toàn bộ hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Với việc sử dụng phần mềm, bạn có thể quản lý: danh mục vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm, đơn giá sản phẩm, nhân công, phân bổ kế hoạch vật tư, lịch giao hàng, yêu cầu giao hàng, …
  •   Tự động tính toán: Phần mềm quản lý sản xuất hỗ trợ cho người quản lý tính toán các số liệu cụ thể trong: danh mục vật tư, hóa đơn, đơn giá thành phẩm, thời gian làm việc của nhân viên, thời gian sản xuất, nhân công, … Từ đó, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức vẫn có thể có được những kết quả chính xác và khoa học nhất.
  •   Tự động cảnh báo: Phần mềm quản lý sản xuất hỗ trợ người sử dụng được cảnh báo trong những trường hợp cần thiết. Hệ thống tự động cân đối kế hoạch vật tư sau khi phân bổ, cảnh báo tồn kho tối thiểu, cảnh báo tình hình vật tư, cảnh báo tồn kho lý thuyết, truy nguyên nguồn gốc vật tư, … Từ đó, bạn có thể tránh được những tình trạng nhầm lẫn và sai sót không đáng có trong quá trình quản lý.
  •   Báo cáo qua biểu đồ: Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, bạn có thể cập nhật tình hình hoạt động của doanh nghiệp qua biểu đồ. Người quản lý không cần mất nhiều thời gian và công sức vẫn có thể giám sát và theo dõi công việc, năng suất làm việc của nhân viên, các phòng ban, bộ phận.

Nguồn: facework

Có thể bạn quan tâm