BIỂU MẪU TÀI LIỆU
Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY/DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM
Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ngày càng đơn giản hóa với các hình thức đầu tư linh hoạt để nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận trong quá trình đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện thành lập thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thông qua hai cách: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:
I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bước
1: Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin
quốc gia về đầu tư nước ngoài
·
Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án
đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Sau khi doanh
nghiệp nộp hồ sơ bản cứng sẽ được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin
quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ. Đồng thời, cơ
quan Đăng ký đầu tư cũng sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước
ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình
hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.
Bước
2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
·
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ
ngày kê khai trực tuyến theo bước 1, nhà đầu tư nộp hồ sơ giấy (bản cứng) xin
cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
·
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư
·
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu
tư;
·
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội
dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và
phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao
động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội
của dự án;
Đối với nhà đầu tư là cá nhân nước
ngoài cần cung cấp:
·
Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn
cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
·
Xác nhận số dư tài khoản tương ứng
với vốn dự định thành lập công ty FDI;
Đối với nhà đầu tư là tổ chức nước
ngoài cần cung cấp:
·
Bản sao Giấy chứng nhận thành lập
hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là
tổ chức;
·
Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất
của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài
chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài
liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
·
Hồ sơ chứng minh trụ sở công ty: Hợp
đồng thuê nhà, Bản sao coogn chứng giấy tờ nhà đất của bên cho thuê: Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng; nếu bên cho thuê là công ty: cần
cung cấp thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng kinhd
oanh bất động sản;
·
Đối với dự án có thuê đất của nhà
nước cần nộp thêm: Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị
Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp
bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có
quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
·
Đối với dự án có sử dụng công nghệ
thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về
chuyển giao công nghệ cần nộp thêm: Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự
án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế
chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội
dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ
thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ
chính;
Bước
3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, khắc dấu pháp nhân
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư
để cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;
Thực hiện khắc con dấu công ty, đăng
tải con dấu và công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp.
Bước
4: Chỉ dành cho doanh nghiệp có thực hiện quyền bán lẻ hàng hóa
Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh
doanh tại Sở Công thương.
Bước
5: Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp
Theo quy định của Luật Doanh
nghiệp nhà đầu tư nước ngoài cần góp vốn trong vòng 90 ngày kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, ngay sau khi
thành lập công ty nhà đầu tư cần tiến hành mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực
tiếp.
Bước
6: Hoàn thành các thủ tục sau thành lập công ty
Sau khi thành lập công ty nhà đầu tư
tiến hành các thủ tục đăng ký tài khoản, mua chữ số, nộp thuế môn bài, kê khai
thuế môn bài, phát hành hóa đơn, kê khai thuế,….
II. Đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thủ tục góp vốn, mua cổ phần công ty Việt Nam
Để thuận tiện và nhanh hơn, nhà đầu
tư có thể lựa chọn đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần tại công ty Việt
Nam. Theo đó, thủ tục được thực hiện như sau:
Bước
1: Đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam
·
Trên thực tế vì thủ tục thành lập
công ty Việt Nam đơn giản hơn nhiều, nên nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn thành lập
công ty Việt Nam trước sau đó tiến hành thủ tục mua phần vốn góp, mua cổ phần
của công ty Việt Nam hoặc cũng có thể mua lại phần vốn góp, mua cổ phần của
công ty Việt Nam đã có sẵn.
·
Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đầu
tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục
đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam.
·
Trường hợp việc góp vốn, mua cổ
phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện Sở Kế hoạch và
Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của
pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo
bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Bước
2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ sung thông tin nhà đầu tư
nước ngoài
·
Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu
tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp
vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục như sau:
·
Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông,
thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế
hoạch và Đầu tư.
Nguồn:
Luatvietan
Có thể bạn quan tâm
- Doanh nghiệp FDI
là gì? Đặc điểm của doanh nghiệp FDI
- Tiêu chí xác
định doanh nghiệp siêu nhỏ
- Tiêu chí xác
định doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Thủ tục đăng ký
nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam 2021
- Nghị định
44/2021 hướng dẫn các khoản đóng góp Covid-19 được trừ khi tính thuế TNDN