BIỂU MẪU TÀI LIỆU

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất

THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MỚI NHẤT

Doanh nghiệp tư nhân là mô hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân được thực hiện như nào?

THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MỚI NHẤT.png

1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Điều kiện chung

    - Tên doanh nghiệp: Không bị trùng, không gây nhầm lẫn đối với doanh nghiệp khác trên phạm vi cả nước;

    - Trụ sở chính của công ty: Được quyền sử dụng hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng, không nằm trong khu quy hoạch của địa phương, không nằm ở chung cư. 

    - Ngành nghề kinh doanh: Đảm bảo có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành, không bị cấm đầu tư kinh doanh;

    - Vốn đầu tư của doanh nghiệp tự nhân: Đảm bảo vốn pháp định đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định;

Điều kiện riêng

    - Do một cá nhân duy nhất làm chủ;

    - Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ 1 doanh nghiệp tư nhân.

2. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

    Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp. Đây là mẫu Giấy đề nghị mới nhất được thực hiện từ ngày 15/10/2020;

    - Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty;

    - Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với DN xã hội);

    - Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội (đối với trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội);

    - Trường hợp không phải Chủ sở hữu của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp các giấy tờ sau:

Hình thức uỷ quyền

Tài liệu

Uỷ quyền cho cá nhân

- Văn bản ủy quyền (không phải công chứng, chứng thực);

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền

+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;

+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Uỷ quyền cho tổ chức

- Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục;

- Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục;

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

Uỷ quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích

Bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích

- Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục;

- Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục;

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.


3.  Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức:

    - Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;

    - Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng ĐKKD hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa Phòng ĐKKD để trả kết quả.

    Nếu quá thời hạn mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định (khoản 2, 3 Điều 3Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Bước 3: Nhận kết quả

    Trường hợp hồ sơ hợp lệ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp tại Phòng ĐKKD hoặc nhận qua đường bưu chính (trong trường hợp uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị bưu chính công ích).


4. Ưu và nhước điểm của doanh nghiệp tư nhân


Ưu điểm

Nhược điểm

- Do chỉ có 1 chủ sỡ hữu, nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp;

- Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp;

- Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác;

- Do chế độ trách nhiệm vô hạn, thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc hơn;

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản;

- Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.

- Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân;

- Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình;

- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường;

- Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác;

- Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.



Theo nguồn Luật Việt Nam

Bài viết tham khảo: