BIỂU MẪU TÀI LIỆU
LỘ TRÌNH 9 BƯỚC CÁC CFO CẦN LÀM TRONG 101 NGÀY ĐẦU TIÊN NHẬN NHIỆM VỤ
LỘ TRÌNH 9 BƯỚC CÁC CFO CẦN LÀM TRONG 101 NGÀY ĐẦU TIÊN NHẬN NHIỆM Vụ
Giám đốc tài chính (CFO – Chief Financial Officer) là người chịu
trách nhiệm tối ưu hóa hiệu quả tài chính của một tổ chức, công ty hoặc doanh
nghiệp, bao gồm báo cáo, thanh khoản và lợi tức đầu tư. Và để trở thành
một CFO thành công, bạn phải hoạch định được chiến lược để đánh
giá khả năng về chức năng kế toán, tài chính và ngân quỹ trong 101 ngày đầu
tiên.
Chiến lược đánh giá này gồm 9 phần. Nếu sở hữu khả năng quản lý
thời gian tốt, bạn sẽ mất khoảng gần 2 tuần cho mỗi phần đánh giá. Quy trình
chiến lược đánh giá này không chỉ giúp bạn nhận ra những điều trọng điểm, mà
còn giúp bạn tiết kiệm thời gian để trở thành một CFO thành công. Khi hoàn
thành chiến lược đánh giá, bạn sẽ có đủ thông tin để phát triển và thực hiện kế
hoạch nhằm đạt được mục tiêu của bạn và doanh nghiệp.
1. Đánh giá chiến lược công ty
Trong quá trình đánh giá chiến lược công ty, CFO nên phối hợp cùng
CEO và các thành viên trong ban Hội đồng quản trị để có đầy đủ các yếu tố chi
tiết của chiến lược (hoặc kế hoạch kinh doanh) đang được triển khai. Song song
đó, đây cũng là cơ hội để CFO hiểu được sứ mệnh và tầm nhìn chính xác nhất của
công ty từ các thành viên quan trọng thông qua sự mô tả của họ.
2. Đánh giá tài liệu công ty
Ở phần đánh giá này, hãy đảm bảo tất cả các thông tin xem xét là
những tài liệu hiện đang được lưu hành và tuân theo. Cùng với đó, hãy xem lại
các biên bản cuộc họp của Hội đồng quản trị và cuộc kiểm toán gần đây nhất. Sau
đó, hoạch định thời gian biểu với từng thành viên Hội đồng quản trị để giải
quyết những thắc mắc của bạn trong quá trình đánh giá, và tìm hiểu về những
mong đợi của họ đối với vai trò và bộ phận của bạn.
3. Đánh giá danh sách các yêu cầu
Các yêu cầu này có thể là một danh sách dài bao gồm những quy định
(ví dụ như quy định về thuế, lao động, môi trường, tính an toàn) và các yêu cầu
thương mại (ví dụ ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán tài chính). Các vấn đề chính
khi xem xét các yêu cầu này bao gồm: a) danh sách cập nhật kịp thời, b) sự hài
lòng về độ chính xác. Khi đánh giá của bạn hoàn tất, hãy gặp những người cố vấn
riêng của bạn (công ty kế toán bên ngoài, nhân viên ngân hàng, môi giới bảo
hiểm, công ty pháp lý,…) để thu thập những ý kiến khách quan của họ về mọi thứ
đang thật sự diễn ra tại công ty của bạn.
4. Tiến hành phân tích Bảng cân đối kế toán
Nghiên cứu về Bảng cân đối kế toán là yêu cầu đầu tiên để giúp bạn
trở thành CFO thành công. Do đó, bạn hãy tập trung và đầu tư thời gian nhiều
hơn một chút để đánh giá cho phần này. Bảng cân đối kế toán rõ ràng là nền tảng
vững chắc mà các CFO cần để xây dựng các khả năng giá trị gia tăng mà đội ngũ
sẽ mang lại cho công ty.
5. Tiến hành phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh
Một vài phân tích tỷ lệ và lợi nhuận cơ bản kết hợp cùng việc đánh
giá chính sách kế toán sẽ giúp bạn có được khả năng phán đoán tốt về lợi nhuận,
hiệu suất thực tế so với kế hoạch, chính sách kiểm toán chính và quy mô công
ty. Hiểu về lợi nhuận chính là bài học quan trọng giúp một CFO trở nên
thành công.
6. Tiến hành phân tích Báo cáo tiền mặt và thanh khoản
Sự đánh giá này bao gồm các báo cáo dòng tiền mới nhất, thanh
khoản hiện tại và dự báo tiền mặt ít nhất một năm. Cùng với đó, hãy kiểm tra
sức chịu đựng (Stress test) của dự báo dòng tiền bằng cách sử dụng nhiều kịch
bản khác nhau từ trường hợp xấu nhất đến trường hợp tốt nhất.
7. Đánh giá gói tài chính định kỳ
Trong đánh giá này, bạn hãy tìm kiếm các hạng mục, thời gian và
người đang tiếp nhận thông tin. Sau đó, bạn nên đưa ra ý kiến nhận định liệu
thông tin này có giá trị gì đối với sự thành công của công ty. Đồng thời, hãy
tự hỏi “Thông tin mình đang nhận có thật sự quan trọng trong việc đưa ra những
quyết định chính cho công ty?” Những bộ phận khác có đang nhận được những gì họ
cần từ đội ngũ của bạn để hiểu và cải thiện hoạt động của họ không?
8. Đánh giá hoạt động ngân quỹ
Đánh giá này bao gồm các quy trình quản lý tiền mặt, tất cả các cơ
sở/ điều khoản tín dụng và thực hành quản lý rủi ro tại công ty. Bên cạnh đó, tìm
hiểu về các “chủ nợ” của công ty cũng là điều rất quan trọng để trở thành một
CFO thành công.
9. Đánh giá hoạt động tài chính
Bạn hãy xem xét về các quy trình ngân sách, các phân tích dự báo
và đầu tư. Nếu Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh đang ở tình
trạng tốt, thì đồng nghĩa rằng bạn sẽ có cơ hội để bắt đầu hoạt động tài chính
một cách tốt nhất.
Sau những đánh giá trên, bạn sẽ biết mình nên tập trung vào những mục tiêu nào trước và các kế hoạch tiếp theo là gì chỉ trong khoảng 101 ngày đầu tiên trên hành trình trở thành một CFO thành công.