Tin hoạt động
Lợi ích ứng dụng phần mềm ERP
Thời gian gần đây các nhà phân tích trong lĩnh vực ERP đang tập trung xoay quanh một chủ đề rất đáng quan tâm: liệu giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay có phải là thời điểm lý tưởng để lựa chọn và triển khai ERP hay không? Theo một cuộc khảo sát; gần đây trên website của hãng tư vấn Paronama, 38% phản hồi cho biết doanh nghiệp của họ đang có kế hoạch bắt đầu hoặc tiếp tục triển khai ERP, 17% có dự định sẽ nâng cấp các hệ thống hiện tại, trong khi 24% sẽ tiếp tục sử dụng các hệ thống đã có và tiến hành tối ưu hóa.
Dưới đây là 10 lý do chính đáng để cho doanh nghiệp cân nhắc về việc triển khai các dự án ERP mới trong thời điểm suy thoái kinh tế hiện nay:
Đọc thêm: Kinh nghiệm triển khai ERP
1. Giảm chi phí tổng sở hữu
Như đã đề cập trong các nhà cung cấp ERP trên thị trường cũng đang tìm mọi cách để phó với tình trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay, trong đó có những chính sách ưu đãi giá dành cho doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang có cơ hội tốt để sở hữu các giải pháp tiên tiến với mức chi phí thấp hơn so với thời gian trước đó.
2. Tăng doanh thu
Vấn đề chung mà các doanh nghiệp thường phải đối mặt trong thời điểm hiện nay là tình trạng sụt giảm doanh thu bán hàng. Một hệ thống ERP với các chức năng như CRM hay quản lý kênh bán hàng có thể là giải pháp giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh để đối phó tốt hơn với các ảnh hưởng của nền kinh tế hiện tại.
3. Tăng năng suất
Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang phải tạm thời ngừng sản xuất, đồng nghĩa với việc một lượng lớn nhân sự dư thừa và tất nhiên, dừng hoàn toàn việc tuyển thêm nhân sự mới. ERP cho phép doanh nghiệp có thể vận hành sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn trong khi sử dụng nhân lực ít hơn, từ đó tiết kiệm chi phí tiền lương nhân công trong thời điểm hiện tại và cả khi nền kinh tế phục hồi.
4. Cải thiện hiệu quả các quy trình sản xuất kinh doanh
ERP cho phép các doanh nghiệp tự động hóa các quy trình sản xuất kinh doanh thủ công trước kia và loại trừ hoàn toàn các hoạt động dư thừa,không đem lại giá trị. Ngoài ra, ERP giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng trong khi giảm được chi phí tồn kho và vận chuyển.
5. Cơ hội lựa chọn các loại hình ERP đa dạng
Như trước đây, các doanh nghiệp muốn triển khai ERP thường chỉ có một lựa chọn duy nhất - các hệ thống ERP được thiết kế theo yêu cầu với chi phí khá tốn kém. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các giải pháp ERP đã được cải tiến, mang lại cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn hơn, có thể kể đến Phần mềm dịch vụ (SaaS) và mã nguồn mở. Những sự thay thế này thường đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn nhiều so với các hệ thống ERP truyền thống.
6. Nền tảng cho tăng trưởng khi nền kinh tế phục hồi
Các doanh nghiệp triển khai ERP thời điểm hiện tại với mục đích tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và cơ hội bứt phá khi nền kinh tế phục hồi trong thời gian tới.
7. Tận dụng các nguồn lực dư thừa
Kinh tế tăng trưởng chậm, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có thể tập trung tối đa các nguồn lực để triển khai ERP một cách hiệu quả.
8. Chuẩn bị cho sát nhập
Trong thời điểm suy thoái kinh tế, xu hướng mua lại, sát nhập diễn ra thường xuyên hơn, các doanh nghiệp ứng dụng ERP có thể chuẩn hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó, doanh nghiệp có nền tảng và sự chuẩn bị tốt cho việc sát nhập với doanh nghiệp khác (nếu xảy ra).
9. Tập trung vào việc hiện thực hóa các lợi ích thu được
Một thực tế đáng suy ngẫm là khi nền kinh tế ổn định, các doanh nghiệp thường không mấy khi để ý tới việc xác định các thước đo cụ thể đánh giá hiệu quả thu được khi ứng dụng ERP . Tuy nhiên, triển khai ERP vào thời điểm suy thoái đòi hỏi doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào vấn đề này.
10. Tăng tỷ lệ hợp lý hóa các khoản đầu tư ERP
Trong năm 2009, khi nguồn ngân sách cho CNTT bị thu hẹp, các CIO càng phải quan tâm hơn tới mức độ hợp lý của các khoản đầu tư vào dự án ERP. Thay vì chi phí quá nhiều vào tính năng không cần thiết, các CIO cần xác định rõ những yêu cầu doanh nghiệp thấy thực sự cần. Thời điểm này cũng đòi hỏi các đội dự án triển khai ERP phải quản lý rủi ro hiệu quả hơn để tránh tình trạng vượt ngân sách hoặc triển khai thất bại.