BIỂU MẪU TÀI LIỆU
Hướng dẫn DN kết chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế TNDN năm 2022
Hiện trạng kinh doanh không có lời hoặc thậm chí thua lỗ là
chuyện không còn quá xa lạ, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa mới thành lập.
Theo đó, pháp luật cho phép doanh nghiệp có thể kết chuyển lỗ vào thu nhập tính
thuế TNDN (làm giảm số thuế phải nộp). Cùng SureERP tìm hiểu bài viết sau để nắm
thêm thông tin cụ thể về việc kết chuyển lỗ theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Cách xác định lỗ
Theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP tại Khoản 1 Điều 7 quy định
về xác định lỗ như sau:
“Điều 7. Xác định lỗ và
chuyển lỗ
1.
Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm (-) về thu nhập tính thuế
chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang được xác
định theo công thức quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này.”
Theo
đó, căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, công thức xác định thu nhập
tính thuế như sau:
Trong
đó:
Thu
nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác
Như
vậy, cách xác định doanh nghiệp lỗi hay lãi trong kỳ tính thuế như sau:
Như vậy:
- Nếu thu nhập tính thuế (để xác định lỗ) < 0: DN lỗ và
không phải nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) trong kỳ tính thuế
này.
- Nếu thu nhấp tính thuế (để xác định lỗ) > 0: DN lãi và
phải nộp tiền thuế TNDN.
2. Hướng dẫn kết chuyển lỗ
Xem thêm: Cách Tính Thuế TNCN Theo Phương Pháp Rút Gọn
Căn cứ Điều 7 Nghị
định 218/2013/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ
kết chuyển lỗ như sau:
Chuyễn lỗ giữa các
quý
- Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài
chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài
chính đó.
- Khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp xác định số lỗ của
cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm
tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.
- Số lỗ được kết chuyển không được lớn hơn thu nhập.
Ví
dụ 1:
Năm 2022, doanh nghiệp A lỗ và có phát sinh thu nhập như sau:
-
Quý 1: lỗ 20 triệu.
-
Quý 2: lãi 10 triệu.
-
Quý 3: lãi 15 triệu.
Quý
1 Doanh nghiệp A phát sinh lỗ 20 triệu trong khi Quý 2 chỉ lãi 10 triệu. Vì
vậy, số lỗ của Quý 1 được kết chuyển sang Quý 2 là 10 triệu. Số lỗ còn lại của
Quý 1 là 10 triệu sẽ được chuyển tiếp tục vào Quý 3. Do Quý 3 lãi 15 triệu nên
số tiền được xác định là thu nhập tính thuế để tạm tính nộp thuế quý chỉ còn
lại 5 triệu.
Chuyển
lỗ giữa các năm
-
Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số
lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp
theo.
-
Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát
sinh lỗ. Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát
sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp
sau.
-
Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh
này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và
liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
-
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế của các quý của năm sau
khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai
quyết toán thuế năm.
-
Số lỗ được kết chuyển không được lớn hơn thu nhập.
Ví
dụ 2:
Daonh nghiệp B có phát sinh lỗ và có phát sinh thu nhập như sau:
-
Năm 2018: lỗ 10 tỷ;
-
Năm 2019: lỗ 1 tỷ;
-
Năm 2020: lãi 5 tỷ;
Như
vậy, doanh nghiệp B sẽ kết chuyển lỗ như sau:
-
Năm 2019: vì doanh nghiệp lỗ nên không thể kết chuyển lỗ từ năm 2018.
-
Năm 2020: số lỗ từ năm 2018 được kết chuyển là 5 tỷ, số lỗ 5 tỷ còn lại của năm
2018 và số lỗ 1 tỷ của năm 2019 sẽ được kết chuyển vào những năm tiếp theo, tuy
nhiên cần lưu ý:
+
Số lỗ còn lại của năm 2018 nếu đến năm 2023 (5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát
sinh lỗ) mà vẫn chưa kết chuyển hết thì sẽ không được kết chuyển tiếp vào năm
2024.
+
Tương tự đối với lỗ năm 2019: chỉ được kết chuyển với thời hạn tối đa là 05 năm
kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ (tức là đến năm 2024).
Theo nguồn TVPL
Bài viết tham khảo
- Có
Đến 17 Trường Hợp Được Miễn Giảm Thuế TNCN Năm 2022
- Chế
độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 (phần II – Ưu đãi về thời gian miễn
thuế, giảm thuế)
- Một Số Trường Hợp Bắt Buộc Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Kể Từ 01/07/2022
- Chế
Độ Ưu Đãi Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Năm 2022 (Phần I – Ưu Đãi Về Thuế Suất)