QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
14 Ứng dụng của mô hình kinh doanh Canvas (Phần 1)
14 ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH CANVAS
Để hiểu hơn về sức mạnh của một mô hình được tối giản hóa nhưng lại có ứng dụng vô cùng sâu rộng vào đời sống quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 14 mảng ứng dụng của mô hình Canvas:
1. 1. Hoạch định chiến lược song hành với kế hoạch phát triển
Mô hình kinh doanh Canvas giúp các doanh nhân hoạch định bản kế hoạch chi tiết chiến lược của doanh nghiệp. Mô tả việc hoạch định chiến lược trong quá khứ hoặc lộ trình phát triển chiến lược cho tương lai thật dễ dàng bằng việc thay đổi 1 trong 9 ô Canvas, sau đó chúng ta có thể xem xét đến mối quan hệ tương quan giữa các thành tố trong chiến lược. Mô hình này cũng giúp lôi kéo các bộ phận tham gia vào việc đóng góp xây dựng chiến lược và thảo luận từ ban lãnh đạo tới đội ngũ điều hành. Khi doanh nghiệp có nhiều đơn vị hoặc dự án kinh doanh tách rời, Canvas cũng giúp làm sáng rõ chiến lược của các mảng này.
2. Bản đồ theo dõi và đo lường KPI
Hãy thử tưởng tượng 9 ô của mô hình Canvas giờ đây là các bảng biểu mô tả những chỉ số quan trọng nhất trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, với màu xanh lá cây là vượt hiệu suất, màu cam nếu có cái gì đó cần xem xét, và chuyển sang màu đỏ nếu có vấn đề cần xử lý. Một vài công ty đã bắt đầu sử dụng Business Model Canvas như những bảng điều khiển, họ xác định một bộ chỉ số cho mỗi ô mà họ muốn theo dõi và xác định ngưỡng hiệu suất cho mỗi chỉ số. Từ đó, họ có thể theo dõi sự thay đổi hiệu suất của những hoạt động quan trọng nhất để đưa ra sự thay đổi, điều chỉnh phù hợp và kịp thời.
3. Vũ khí để thấu hiểu đối thủ
Bằng việc phác họa ra mô hình Canvas của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về những ưu điểm, nhược điểm, khó khăn, những gì có thể làm và những gì không thể làm của đối thủ. Từ đó hiểu hơn về tình hình cạnh tranh và cho phép bạn có những hành động phù hợp và thiết kế một mô hình kinh doanh có tính đón đầu tốt hơn.
Mô hình kinh doanh Facebook
Mô hình kinh doanh BMW
4. Quản lý và định hướng bằng danh mục mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh Canvas giúp bạn hiểu rõ làm thế nào mà doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận nhưng đó chưa phải là tất cả. Để có lợi nhuận bền vững và không ngừng tăng trưởng, doanh nghiệp cần phải sáng tạo ra nhiều mô hình kinh doanh khác nhau từ cải tiến mô hình hiệu tại cho đến phát triển mô hình mới dựa trên các sản phẩm, thương hiệu mới. Việc ra quyết định lựa chọn hướng đi nào doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị trước một danh mục các mô hình tiềm năng và quản lý chúng.
5. Cải tiến bằng việc thiết kế, thử nghiệm và tạo động lực tăng trưởng mới
Huyền thoại quyền anh Mike Tyson đã từng trả lời khi được hỏi về chiến lược của anh trước trận đấu: “Mọi võ sĩ đều có một kế hoạch cho đến khi họ ăn đấm vào mồm”. Trước khi các doanh nghiệp triển khai mô hình mới, họ là luôn phải trả lời câu hỏi: mô hình của tôi tạo ra giá trị nào, tại sao khách hàng lại mua nó, và phải liên tục thay đổi, thử nghiệm và vận hành để tìm ra những động lực tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Điều này chính là trái tim của mô hình Canvas và gắn chặt với ô Giải pháp giá trị của mô hình Canvas.
6. Vườn ươm những ý tưởng mới
Mô hình Canvas là công cụ tuyệt vời để nảy sinh ra các ý tưởng kinh doanh mới, nó như một ngôn ngữ thống nhất cho phép so sánh và quản lý tất các loại ý tưởng từ việc thay đổi quy trình, thay đổi sản phẩm, các ý tưởng từ các đội nhóm khác nhau, hay các cách thay đổi để thích nghi với các mô hình hoặc tạo ra động lực tăng trưởng mới.
7. Thấu hiểu mô hình của đối tác và khách hàng
Trong
các mô hình kinh doanh có chuỗi giá trị ảnh hưởng lẫn nhau như mô hình phân
phối, mô hình bán hàng cho doanh nghiệp hay mô hình đối tác, việc dùng mô hình
Canvas để khắc họa mỗi thành phần trong chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp hiểu rõ
hơn các đối tác và khách hàng doanh nghiệp của chính mình; từ đó có thể đưa ra
các giải pháp tốt hơn cũng như đem đến những giá trị lớn hơn từ đối tác.
(Còn tiếp)
Nguồn: SME Hospital, strategyzer.com.